Hotline: 0961897552

Hỗ trợ trực tuyến

hot line
0961 897 552

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 7

Trong ngày: 21

Trong tháng: 515

Tổng truy cập: 45460

Đối tác - khách hàng

Dịch vụ Bác sĩ vật lý trị liệu tại nhà

Siêu Âm Điều Trị Thoái Hóa khớp gối

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh Thoái Hóa Khớp gối Theo Đông Y.
- Phong hàn thấp hoặc phong thấp nhiệt tà thừa lúc chính khí hư tổn, vệ ngoại bất cố xâm phạm vào cơ biểu kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết tại khớp gây đau, co  duỗi khó khăn.
- Công năng của tạng can và thận bị hư tổn do bệnh lâu ngày làm tà khí bám vào gân xương hoặc do tuổi cao, chức năng của can thận suy giảm gây đau, co duỗi khó khăn, biến dạng các khớp và tái phát nhiều lần.
2. Các thể lâm sàng
Với mỗi thể lâm sàng, tùy từng tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc kê đơn bài thuốc cổ phương, bài thuốc đối pháp lập phương, bài thuốc nghiệm phương để gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc cổ truyền hoặc kê đơn các thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu cho phù hợp với chẩn đoán.
2.1. Thể phong hàn thấp tý
* Triệu chứng: Sau khi nhiễm ngoại tà (phong, hàn, thấp) xuất hiện đau, sưng
nề, không nóng đỏ, hạn chế vận động khớp gối một hoặc hai bên, trời lạnh ẩm đau tăng, chườm ấm đỡ đau, kèm sợ lạnh, sợ gió, không sốt, rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch phù hoãn.
* Chẩn đoán
- Chẩn đoán bát cương: Biểu, thực, hàn.
- Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại khớp, cân, cơ, kinh lạc.
- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (phong, hàn, thấp).
* Pháp: Trừ thấp, khu phong, tán hàn, chỉ thống.
* Phương
• Điều trị bằng thuốc
- Cổ phương:
+ Nếu thấp thắng: Ý dĩ nhân thang
Ý dĩ 30g                                 Bạch truật 08g
Bạch thược  08g                    Đương qui 12g
Quế chi 10g                           Ma hoàng 06g
Cam thảo 04g                        Sinh khương 06g 
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần khi thuốc còn ấm.
+ Nếu hàn tà thắng: Ô đầu thang:
Hắc phụ tử 08g                      Ma hoàng 08g
Bạch thược 12g                     Hoàng kỳ 20g
Cam thảo 04g                        Mật ong 80g
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống ấm.
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
- Nghiệm phương: Thấp khớp II (Viện Đông y).
Rễ xấu hổ 16g                   Dây đau xương 12g
Dây gắm 12g                     Thổ phục linh 12g
Thiên niên kiện 12g           Kê huyết đằng 12g
Ngưu tất 12g                     Hy thiêm 12g
Nấu thành cao lỏng, uống 50ml/ngày, chia 2 lần.
• Điều trị không dùng thuốc
- Châm tả và cứu các huyệt:
+ Tại chỗ: A thị huyệt; Độc tỵ (ST.35); Dương lăng tuyền (GB.34); Lương khâu (ST.34); Tất nhãn; Âm lăng tuyền (SP.9); Huyết hải (IV-10); Ủy trung (BL.40)
+ Toàn thân: Phong long (ST.40); Túc tam lý (ST.36)
Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 10 đến 15 ngày/liệu trình.
- Các kỹ thuật châm: Điện châm, điện mãng châm, ôn điện châm, ôn châm.
Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.
- Điện nhĩ châm: các điểm bánh chè, cẳng chân (D2). Nhĩ châm 1 lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.
- Hoặc cấy chỉ vào các huyệt: Công thức huyệt như trong công thức huyệt điện châm. Tùy tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc chọn công thức huyệt cấy chỉ phù hợp. Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng từ 7 đến 15 ngày, sau thời gian tự tiêu của chỉ có thể thực hiện liệu trình tiếp theo.
- Xoa bóp bấm huyệt: Thực hiện các thủ thuật xoa, xát, miết, bóp, vờn, vận động. Day, ấn các huyệt như trong công thức huyệt điện châm. Mỗi lần xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần/ngày, từ 10 đến 15 ngày/liệu trình.
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp vào các huyệt như điện châm, ngày 1 lần, mỗi lần 2 đến 3 huyệt. Một liệu trình điều trị từ 10 đến 15 ngày. Tùy từng trường hợp cụ thể người thầy thuốc lựa chọn thuốc phù hợp với chẩn đoán.
- Laser châm: Công thức huyệt như trong công thức huyệt điện châm. Thời gian 15-30 phút/lần/ngày cho một lần laser châm. Một liệu trình từ 10 đến 15 lần, có thể nhiều liệu trình.
Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.
2.1. Thể phong hàn thấp tý kèm can thận hư
* Triệu chứng: Người bệnh đau mỏi khớp gối, vận động co duỗi khó khăn, có
thể biến dạng khớp. Sau khi nhiễm thêm ngoại tà (phong, hàn, thấp) xuất hiện đau tăng lên, khớp gối sưng nề, không nóng đỏ, hạn chế vận động khớp gối một hoặc hai bên, kèm đau mỏi lưng gối, ù tai, ngủ kém, rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch trầm hoãn.
* Chẩn đoán
- Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực, hàn.
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Can thận hư/Bệnh tại khớp, cân, cơ, kinh lạc.
- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (phong, hàn, thấp), bất nội ngoại nhân (nội thương).
* Pháp: Trừ thấp, khu phong, tán hàn, chỉ thống, bổ can thận.
* Phương
• Điều trị bằng thuốc
- Cổ phương: Độc hoạt ký sinh thang
Độc hoạt 10g                                  Tang ký sinh 16g
Phòng phong 12g                           Tần giao 12g
Đương qui 12g                                Quế tâm 04g
Tế tân 06g                                       Phục linh 12g
Xuyên khung 08g                            Xích thược 12g
Cam thảo 06g                                 Thục địa 12g
Ngưu tất 12g                                   Đỗ trọng 12g 
Đảng sâm 12g
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
+ Hoặc dùng bài Tam tý thang: Là bài Độc hoạt ký sinh thang gia thêm Hoàng kỳ, Tục đoạn.
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
- Nghiệm phương: Độc hoạt phong thấp hoàn (Viện Đông y)
Độc hoạt 12g                       Hy thiêm 12g
Đương quy 12g                   Thổ phục linh 16g
Xuyên khung 08g                Hà thủ ô 12g
Can khương 04g                Quế chi 08g
Kê huyết đằng 08g             Cốt toái bổ 12g
Thục địa 12g                       Đảng sâm 12g
Ngưu tất 08g                       Đỗ trọng 12g
Cam thảo 04g                     Kim ngân hoa 06g
Làm viên hoàn cứng, uống 30g/ngày.
• Điều trị không dùng thuốc
- Châm kết hợp với cứu.
+ Châm tả và cứu các huyệt tại chỗ: như thể phong hàn thấp tý.
+ Châm bổ:
Thận du (BL.23)                          Can du (BL.18)
Tam âm giao (SP.6)                    Thái khê (KI.3)
Thái xung (LR.3)                         Quan nguyên (CV.4)
Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.
- Xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, điện mãng châm, cấy chỉ: như thể phong hàn thấp tý.
- Điện nhĩ châm: Châm tả bánh chè, cẳng chân (D2), châm bổ Thần môn, Can, Thận.
Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.
Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.
2.2. Thể phong thấp nhiệt kèm can thận hư
* Triệu chứng: Người bệnh đau mỏi khớp gối từ lâu, vận động co duỗi khó khăn, có
thể có biến dạng khớp. Đợt này xuất hiện sưng, đau, nóng hoặc đỏ, một hoặc khớp gối hai bên, đau cự án. Thường kèm theo phát sốt, sợ gió, miệng khô khát, phiền táo bứt rứt không yên. Tiểu vàng lượng ít, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn. Mạch hoạt sác.
* Chẩn đoán
- Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực, nhiệt.
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Can thận hư/bệnh tại khớp, cân, cơ, kinh lạc.
- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương), ngoại nhân (phong, thấp, nhiệt).
* Pháp: Thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp, chỉ thống, bổ can thận.
* Phương
• Điều trị bằng thuốc
- Cổ phương:
+ Dùng bài Ý dĩ nhân thang hợp với Nhị diệu tán
Ý dĩ nhân 12g                          Quế chi 06g
Cam thảo 06g                          Thược dược 06g
Ma hoàng 06g                          Hoàng bá 12g
Bạch truật 12g                          Thương truật 12g
Đương qui 12g
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
+ Hoặc dùng bài Bạch hổ quế chi thang
Sinh thạch cao 30g                  Ngạnh mễ 10g
Tri mẫu 10g                             Cam thảo 06g
Quế chi 04g
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
- Nghiệm phương (Hướng dẫn thuốc nam và châm cứu – Bộ Y tế)
Hy thiêm 50g                         Rễ lá lốt 20g
Ngưu tất 20g                        Thổ phục linh 20g
Hoài sơn làm áo (lượng vừa đủ)
Chi tử nhuộm bột áo (lượng vừa đủ)
Làm hoàn, bột Hoài sơn làm áo, bột áo nhuộm bằng nước Chi tử. Uống 50g/ngày.
- Sau khi khớp gối hết nóng, đỏ thì có thể dùng các bài thuốc uống trong như thể phong hàn thấp tý kèm can thận hư.
• Điều trị không dùng thuốc
- Châm: Như thể phong hàn thấp tý kèm can thận hư. Châm tả thêm huyệt Đại chùy (GV.14), Nội đình (ST.44).
- Điện nhĩ châm, điện mãng châm: Như thể phong hàn thấp tý kèm can thận hư.
- Sau khi khớp hết nóng, đỏ thì áp dụng phác đồ xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, cấy chỉ như thể phong hàn thấp tý kèm can thận hư.
Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.
V. PHÒNG BỆNH
- Thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
- Thực hiện tốt chế độ ăn, tránh để tăng cân béo phì. Giảm cân nếu quá cân.
- Tránh các chấn thương giúp làm chậm quá trình xuất hiện thoái hóa khớp.
- Nên tập vận động khớp gối không trọng lượng: đạp xe đạp, bơi....
 PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y VIỆN Y ĐƯỜNG

Tin tức liên quan

Vật Lý Trị Liệu Bệnh Thoái Hóa

Ngày đăng: 10-05-2021

Vật Lý Trị Liệu Yếu Liệt Do Tai Nạn

Ngày đăng: 08-05-2021

Vật Lý Trị Liệu Bệnh Nhân Tai Biến Vận Động Khó Khăn

Ngày đăng: 07-05-2021